Vinhomes Cổ Loa như “hổ mọc thêm cánh” khi Hà Nội xây dựng cầu Tứ Liên
23/04/2024
Theo Quy hoạch phát triển Giao thông Vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, cầu Tứ Liên là một trong 18 công trình đường bộ được xây dựng vượt qua sông Hồng. Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng. Đặc biệt, đây là cây cầu đi qua dự án Vinhomes Cổ Loa – khi hoàn thành, chắc chắn sẽ là đòn bẩy rất lớn cho dự án này.
Thông tin tổng quan về cầu Tứ Liên
Cầu Tứ Liên và đường dẫn có tổng chiều dài khoảng 11,5 km. Trong đó cầu Tứ Liên có chiều dài 2,9 km, cầu chính dài 1 km, quy mô mặt cắt ngang bảo đảm 6 làn xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp và 2 làn đi bộ…
Cầu nối từ khu vực đường Nghi Tàm, gần khách sạn Thắng Lợi (quận Tây Hồ) với xã Đông Hội (huyện Đông Anh).
Tại Lễ khánh thành cầu Vĩnh Tuy 2 vào tháng 8/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề nghị Hà Nội phải khẩn trương nghiên cứu giải pháp nhằm giảm thiểu ùn tắc, trong đó có việc xây cầu Tứ Liên.
Vào tháng 1/2024, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương (Trung Quốc), Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác nghiên cứu đầu tư, xây dựng một số dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố, trong đó có dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên.
Theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, cầu Tứ Liên là công trình giao thông trọng điểm, thực hiện trong giai đoạn 2021 – 2025. Dự án cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, đã được UBND thành phố Hà Nội giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư theo phương thức đối tác công – tư (PPP).
Từ nhiều năm trước, Hà Nội đã quan tâm đến việc triển khai xây dựng cầu Tứ Liên. Trước đây, dự án xây cầu Tứ Liên theo hình thức BT (xây dựng, chuyển giao) đã được Hà Nội chấp thuận nhưng sau đó thì đã bị huỷ để chuyển sang hình thức mới là PPP (đối tác công tư).
Tại phía quận Tây Hồ, đường nối với khu vực cầu Tứ Liên hiện là khu dân cư và vùng trồng đào quất. Trong khi đó, phía Đông Anh đoạn cầu và đường dẫn đi dọc theo sông Ngũ Huyện Khê, phần đất canh tác và đi qua một số tuyến đường như: Đường Trường Sa, đường Quốc lộ 3…
Cầu Tứ Liên nối quận Tây Hồ và huyện Đông Anh dự kiến là cây cầu dây văng thứ 2 (sau cầu Nhật Tân) được xây dựng tại Hà Nội. Công trình hoàn thành sẽ kết nối trung tâm thành phố với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc, giảm áp lực giao thông cho các cây cầu còn lại, thúc đẩy phát triển kinh tế… Đồng thời, cầu Tứ Liên giúp từng bước hoàn chỉnh mạng lưới hạ tầng giao thông khung cho Hà Nội.
Về tầm nhìn dài hạn, các chuyên gia đánh giá, cầu Tứ Liên sẽ là cây cầu quan trọng trong số các cầu dự kiến xây dựng mới trong đô thị trung tâm, góp phần mở ra hướng phát triển mới cho Hà Nội.
Động lực từ những cây cầu
Thực tế cho thấy, những cây cầu không chỉ đơn thuần là cầu nối giao thông, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế, nhất là tại những thành phố lớn.
Tại Nhật Bản, cầu Akashi-Kaikyo bắc qua vịnh Akashi nối đảo Awaji với Kobe khi thông xe vào năm 1998 đã xóa bỏ thế biệt lập của vùng đất Iwaya. Từ thế bị biển bao vây tứ bề, cư dân trên hòn đảo nhỏ này đã có thể dễ dàng tiếp cận với đất liền. Cây cầu này còn trực tiếp cấu thành tuyến đường cao tốc Honshu-Shikoku – một trong những huyết mạch giao thông và phát triển kinh tế trọng điểm của đất nước mặt trời mọc. Câu chuyện tương tự cũng diễn ra tại Hàn Quốc với cầu Grand Olympic bắc qua sông Hàn nối hai quận Gwangjin và Songpa.
Hay như tại Việt Nam, rất nhiều thành phố phát triển đều gắn liền với những cây cầu. Đơn cử như tại Đà Nẵng, những cây cầu bắc qua sông Hàn đã giúp thành phố này khai phá thêm những vùng đất mới. Những vùng đất như quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn vốn từ vùng thuần nông, đã vươn mình lên thành những khu đô thị hiện đại, sầm uất.
Với Hà Nội, các chuyên gia về quy hoạch đô thị và giao thông – hạ tầng kỳ vọng cao vào vai trò “át chủ bài” của cầu Tứ Liên trong tương lai gần. Khi hoàn thành, Cầu Tứ Liên sẽ phục vụ trực tiếp cho việc phát triển đô thị Hà Nội lên phía Bắc, giãn mật độ dân cư trung tâm thành phố, góp phần vào sự phát triển bền vững của thành phố.
Đặc biệt, cầu Tứ Liên hứa hẹn sẽ tạo cú hích mạnh mẽ cho thị trường địa ốc, và những khu đô thị ven sông khu vực Đông Anh.
Lực đẩy mạnh mẽ cho dự án Vinhomes Cổ Loa
Đoạn đường nối cầu Tứ Liên với đường Trường Sa sẽ đi qua dự án Vinhomes Cổ Loa. Đây là dự án có tổng diện tích đất lên đến 3,85 km2, vốn đầu tư hơn 42.000 tỷ đồng. Hiện tại, khu vực đang triển khai xây dựng Trung tâm triển lãm quốc gia rộng 0,9 km2 với vốn đầu tư hơn 7.300 tỷ.
Khi hoàn thành, dự án Vinhomes Cổ Loa sẽ nằm ở ngay chân cầu Tứ Liên, giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ dự án sang trung tâm thành phố Hà Nội. Hạ tầng giao thông thuận lợi, được đầu tư mạnh mẽ, là đòn bẩy rất lớn cho sự phát triển của Đông Anh nói chung và dự án Vinhomes Cổ Loa nói riêng, giá trị bất động sản tại đây cũng theo đó có cơ hội thăng hoa.
Nhất là trong bối cảnh, Thành phố Hà Nội đang có chủ trương giãn dân nội đô ra các vùng ven đô phía Bắc như Đông Anh, Mê Linh,…thì với vị trí ngay chân cầu Tứ Liên – Vinhomes Cổ Loa là lựa chọn không thể hoàn hảo hơn. Dự án được xây dựng quy mô, bài bản, đa dạng loại hình sản phẩm, hệ thống tiện ích đáp ứng mọi nhu cầu của cư dân – sẽ là điểm đến an cư lập nghiệp lý tưởng cho người dân Thủ đô.
Chính vì thế, đầu tư Vinhomes Cổ Loa ngay hôm nay, sẽ là “con gà đẻ trứng vàng” cho những nhà đầu tư thức thời.
Tìm hiểu thêm: Những lợi thế đắt giá từ vị trí Vinhomes Cổ Loa